Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Chùa Từ Đàm

HT Thích Hải Ấn Thứ năm - 08/12/2016 20:01
Chùa Từ Đàm được khai sáng vào khoảng năm 1690, tức vào cuối thế kỷ thứ XVII, đến nay đã trên 300 năm vào thời Trịnh – Nguyễn phân tranh.

Ngài Minh Hoằng -Tử Dung – một vị thiền sư Trung Hoa sang Thuận Hóa thời bấy giờ sáng lập chùa này. Đầu tiên, ngài đặt tên là Ấn Tông Tự – ấn tông nghĩa là “dĩ tâm ấn vi tông”, tức lấy sự truyền tâm làm tông chỉ.

Năm 1703, chúa Nguyễn Phúc Chu sắc phong cho chùa là Sắc Tứ Ấn Tông Tự. Đến thời Thiệu Trị, vua đặt thêm một tên khác là “Từ Đàm Tự”. Từ đàm là đám mây lành, có ý tượng trưng cho đức Phật, cho hình ảnh ngôi chùa Việt Nam như đám mây lành che mát cho chúng sanh.
 

Chánh điên chính ở chùa Từ Đàm

Chùa Từ Đàm lúc sơ khai chỉ là tịnh thất nhỏ làm bằng tranh tre nứa lá. Từ đó đến nay chùa đã tồn tại lâu dài trên dãi đất Cố đô Huế. Trải qua bao thăng trầm thay đổi của lịch sử thì năm 1932, khi Phật giáo Việt Nam phục hưng sau bao năm bị phân hóa dưới thời Pháp thuộc, năm 1935 sơn môn tăng già Thừa Thiên chuyển giao Chùa Từ Đàm cho Hội An Nam Phật học làm trụ sở chính của hội.

Năm 1938, Hội An Nam Phật học đại trùng tu Chùa Từ Đàm và đúc pho tượng bổn sư cùng các pháp khí để tôn trí trong chánh điện. Năm 1940 thì hoàn tất.

Từ khi trùng kiến ngôi chùa này đến nay đã có những sự kiện sau đây xảy ra:

-  Thứ nhất: chùa được làm trụ sở chung cho Tỉnh hội Phật giáo Thừa Thiên và cho Tổng hội Phật giáo Trung phần gồm 17 tỉnh Phật giáo miền Trung mỗi năm về họp để vạch chương trình hoằng dương Phật pháp.

-  Thứ hai: năm 1951, Phật giáo 3 miền trung-nam-bắc phục hưng, lấy ngôi Chùa Từ Đàm làm trụ sở để tổ chức một hội nghị bàn việc thống nhất Phật giáo Việt Nam và sau đó kiến thiết lại quy mô trở thành Chùa Từ Đàm như ngày hôm nay.

-  Thứ ba: năm 1963, dưới chế độ Ngô Đình Diệm cai trị miền Nam, chính quyền này rất kỳ thị Phật giáo, triệt hạ cờ Phật giáo để tâng bốc một tôn giáo khác là Thiên Chúa giáo. Do vậy các vị lãnh đạo Phật giáo miền Trung đã có sự phản ứng gọi là “Cuộc vận động Phật giáo đòi quyền tự do bình đẳng tôn giáo”.

Tôi xin tóm tắt vài nét đặc trưng về lịch sử Chùa Từ Đàm như vậy để cho thấy sự ảnh hưởng của Phật giáo tại Huế và tại miền Nam này là rất lớn. Phật giáo và Chùa Từ Đàm có ảnh hưởng vô cùng sâu đậm trong lòng quần chúng, vì quần chúng tìm thấy cái hay, cái đẹp, cái đúng, cái thích hợp với đạo với đời, với tín ngưỡng, với luân lý và với dân tộc nên được sự chở che giữ gìn cho đến ngày nay.

Hòa thượng Thích Thiện Siêu        
Trú trì Chùa Từ Đàm – Huế (lược ghi năm 2000)

Năm 2006, pl.2550 – nhân dịp tu sửa vì dột nát, chùa được mở rộng tầm vóc thêm một lần nữa, nhưng vẫn giữ duyên xưa, với kiến trúc ngôi chùa tổ, theo ý tưởng của Hòa thượng Trú trì Thích Thiện Siêu cùng với chư tôn thiền đức trưởng thượng cũng như toàn Ban trị sự Giáo hội đã đồng thuận dự án đại trùng tu chùa, và lễ đặt đá trùng tu lần này được tổ chức vào ngày 10 tháng 6 năm bính tuất (04.07.2006).

Sau hơn một năm thực hiện, chùa đã được hoàn thành và làm lễ an vị Phật vào ngày 15 tháng 11 năm đinh hợi (24.12.2007). 
 

 
 

Cổng chính chùa Từ Đàm

HT Thích Hải Ấn

  Ý kiến bạn đọc

Thành viên Ban trị sự GHPGVN huyện Phú Vang nhiệm kỳ 2021 - 2026

Ban Trị Sự GHPGVN huyện Phú Vang hoạt động với 12 ban ngành theo quy chế của Trung ương Giáo hội. Tại phiên chính thức Đại hội lần II diễn ra, Đoàn chủ toạ trình bản dự thảo Nghị quyết giữa Đại hội và đã được Đại hội thống nhất thông qua, đó là cơ sở để có những bước định hình và phát triển công tác...


Facebook

Lượt truy cập
  • Đang truy cập5
  • Tổng lượt truy cập18,377,229
Back To Top
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây